Cách hòa nhập với công việc hiện đại khi mới ra trường
Từ chối ai đó là điều khó khăn và với sếp còn khó hơn nhiều lần. Tuy nhiên, nói không đôi khi lại là điều cần thiết, đặc biệt khi đã vượt qua giới hạn. Khi phải đối mặt
Bạn vừa nhận bằng Đại học và trải qua một cuộc phỏng vấn cam go với kết quả là một công việc phù hợp. Là một nhân viên mới, trẻ và còn thiếu kinh nghiệm, bạn phải làm sao để hòa hợp với môi trường cạnh tranh và nhiều thử thách?
1. Thay đổi về diện mạo
Thời tranh sinh viên như quần jean, áo phông bụi bặm giờ đây không còn phù hợp với môi trường công sở nữa. Thay vào đó là những bộ trang phục như quần tây áo sơ mi, nhưng thứ tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp của người đi làm. Hãy bắt đầu bằng một vài hãng thời trang chuyên về quần áo công sở và bạn có thể bổ sung dần dần cho tủ quần áo của mình theo thời gian.
2. Tạo ấn tượng đáng nhớ ngay từ lần đầu
Lần đầu tiên bước vào văn phòng, bạn sẽ bị rất nhiều người theo dõi và đánh giá. Với vẻ ngoài không chỉnh chu, vẻ mặt lo sợ sẽ khiến các đồng nghiệp mới có ấn tượng không tốt về bạn. Vì vậy, hãy ăn mặc cho phù hợp, chuẩn bị trước tinh thần, luôn thân thiện và cởi mở với mọi người bạn gặp.
3. Biết đặt câu hỏi
Giấu dốt là hành động ngốc nghếch nhất của những sinh viên mới tốt nghiệp. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều nói rằng khi ứng viên không biết đặt ra câu hỏi đó mới là ứng viên không thông minh. Bất cứ khi nào bạn gặp thắc mắc dù là vấn đề nhỏ nhất nhưng bạn không thể tự tìm ra câu trả lời thì nên tìm người có thể giúp bạn.
4. Sẵn sàng làm những việc vặt
Tất nhiên, công việc này chắc chắn không có trong danh sách công việc phải làm của bạn, nhưng bạn cũng nên học và làm khi cần thiết. Ví dụ, khi bạn là người uống cốc trà cuối cùng trong ấm, bạn nên pha bình mới hay khi bạn in những tờ giấy cuối cùng trong máy in, bạn cũng nên để lại giấy vào.
5. Tôn trọng giờ giấc
Luôn đúng giờ là quy tắc rất quan trọng trong công việc. Nếu cuộc họp bắt đầu lúc 10 giờ, tốt nhất bạn nên đến trước ít nhất là 5 phút để sẵn sàng cho cuộc họp. Những lý do như tắc đường, thời tiết xấu cũng không thể bào chữa cho việc đến muộn của bạn. Bạn cần lên kế hoạch cho mọi tình huống và đảm bảo đến sớm và về muộn hơn mọi người.
6. Hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn
Nhìn chung, mọi người đều có xu hướng trì hoãn khi gặp phải những công việc khó. Nhưng nếu bạn chần chừ và trì hoãn công việc, nghĩa là bạn đang lãng phí thời gian của chính bản thân trong việc hoàn thành dự án hay công việc đó. Khi gặp phải một dự án lớn và nằm ngoài khả năng kiến thức, hãy chia nhỏ thành từng phần việc, hỏi những đồng nghiệp về những điều bạn chưa biết và hoàn thành dần dần.
7. Sửa lỗi tất cả các tài liệu
Đọc và sửa lỗi tất cả các email, biên bản, tài liệu và thư tay trước khi gửi chúng đi. Kiểm tra về độ chính xác của thông tin, lỗi chính tả hay lỗi ngữ pháp bởi vì tính bất cẩn và vội vàng sẽ khiến bạn phải trả giá đắt.
8. Nhiệt tình với các đồng nghiệp
Thể hiện sự quan tâm với các đồng nghiệp bằng việc chúc mừng khi họ có chuyện vui và chia buồn khi họ gặp chuyện không vui. Cố gắng dự các sự kiện như tiệc cưới, đầy tháng hay tiệc sinh nhật của các đồng nghiệp trong công ty.
9. Nói “không” khi cần thiết
Từ chối ai đó là điều khó khăn và với sếp còn khó hơn nhiều lần. Tuy nhiên, nói không đôi khi lại là điều cần thiết, đặc biệt khi đã vượt qua giới hạn. Khi phải đối mặt với những tình huống khó xử, hãy xem xét các lựa chọn, nắm bắt thực tế, suy nghĩ để đưa ra quyết định.
Leave a Reply