Giữ chân nhân viên trẻ, giỏi như thế nào?
Để giữ chân nhân viên, bạn có thể cho họ thấy rằng công ty mong muốn góp phần làm cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, mở ra cho họ những hiểu biết mới bằng cách tạo mọi
Hiện nay, “chảy máu chất xám” là trường hợp xảy ra ở rất nhiều công ty. Làm sao để thu hút và giữ chân nhân viên giỏi? Kỹ năng này không phải mọi nhà lãnh đạo đều biết. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm để giữ chân nhân tài, các nhà quản lý có thể tham khảo:
Làm cho các nhân viên hiểu rõ những điều kiện làm việc ngay từ ban đầu
Khi phỏng vấn ứng viên trẻ, nhà quản lý phải cho họ biết những điều mà doanh nghiệp đang mong đợi từ họ. Nên giải thích rõ cho ứng viên những chỉ tiêu mà doanh nghiệp đặt ra về kết quả công việc, về các hành vi ứng xứ thích hợp trong văn phòng, những quy định về trang phục và thời gian làm việc. Bằng cách làm này, các nhân viên tương lai của doanh nghiệp sẽ hiểu rõ những yêu cầu của công việc mà họ phải làm và định hướng cần phải làm gì, làm như thế nào để thành công.
Chú trọng tới môi trường làm việc
Tạo dựng một môi trường mà ở đó những người có ảnh hưởng lớn thực sự muốn ở lại và cống hiến tất cả năng lực cho công ty đòi hỏi nhiều hơn việc tổ chức những khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo. Nó đòi hỏi một môi trường nơi mọi người có thể học tập, được đào tạo, và phát triển kỹ năng của họ – thông qua yêu cầu thông tin và đối thoại, nhà lãnh đạo tạo ra môi trường để mỗi người phát triển.
Thiết kế giờ làm việc linh động
Nhân viên trẻ thường thích được chủ động công việc của mình, thay vì gò bó mỗi ngày làm việc tám tiếng, năm ngày mỗi tuần. Thực tế qua khảo sát cho thấy, nếu được tự do, thời gian để họ hoàn tất mọi công việc chỉ chiếm một nửa thời gian ngồi tại công ty. Hãy làm một cuộc thăm dò ý kiến trong công ty, nếu đa số nhân viên đồng ý, hãy cho họ cơ hội chủ động giờ làm việc của mình với điều kiện đạt được hiệu quả công việc cao.
Thể hiện sự tôn trọng
Điều này có thể có vẻ giống như một bài học thuộc lòng, nhưng thực sự đối xử nhân viên với lòng tốt, sự tôn trọng, và nhân phẩm sẽ củng cố thêm sự trung thành của nhân viên với lãnh đạo và cả tổ chức. Bạn có thể lãnh đạo mọi người bằng nỗi sợ hãi và hăm dọa; tuy nhiên, cách làm này mang lại rất ít hiệu quả.
Tạo ra nhiều thử thách hấp dẫn
Quá ưu ái hay ” nuông chiều” nhân viên với những nhiệm vụ đơn giản có thể khiến họ cảm thấy nhàm chán và khi đó, họ sẽ đánh mất dần sức sáng tạo, niềm hứng thú và động lực với công việc. Bạn nên cung cấp cho họ những thách thức hấp dẫn như một dự án trong lĩnh vực mới mà họ hứng thú hay thời hạn hoàn thành nhiệm vụ ngắn hơn.
Ghi nhận khen thưởng xứng đáng
Sự trung thành của nhân viên không phải hoàn toàn được quyết định bởi tiền bạc. Đôi khi, họ cần một lời động viên, khen ngợi trước cả văn phòng/ công ty hơn là một phong bì tiền thưởng. Hãy tìm những phương thức khen ngợi cũng như thúc đẩy mà nhân viên ưa thích nhất để họ cảm thấy được tôn trọng và muốn gắn bó với công ty. Hiện nay, “chảy máu chất xám” là trường hợp xảy ra ở rất nhiều công ty, làm sao để thu hút và giữ chân nhân viên giỏi? Kỹ năng này không phải nhà lãnh đạo nào cũng biết.
Tạo cơ hội học tập cho nhân viên
Để giữ chân nhân viên, bạn có thể cho họ thấy rằng công ty mong muốn góp phần làm cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, mở ra cho họ những hiểu biết mới bằng cách tạo mọi cơ hội học tập có thể. Bất kỳ người nào cũng thích được hướng dẫn, dạy dỗ người khác. Hãy xây dựng đội ngũ giảng viên về một số đề tài quan trọng và giao cho họ nhiệm vụ truyền đạt kiến thức kinh nghiệm cho đội ngũ nhân viên. Nếu kết quả huấn luyện nhân sự tốt như yêu cầu, công ty nên có thể khen thưởng các giảng viên, còn giả như không có phần thưởng lớn thì lời tuyên dương hay thư cảm ơn cũng đủ để làm vui lòng họ. Bên cạnh những yếu tố này, nhà lãnh đạo phải có thái độ quan tâm tới nhân viên một cách chân thành, xác định rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm của nhân viên. Lãnh đạo cần biết cách khuyến khích, tạo tinh thần cho nhân viên làm việc, khen chê phải đúng yêu cầu hoàn cảnh.
Làm người tư vấn cho nhân viên
Các nhân viên trẻ thường muốn được học hỏi từ sếp của họ và được nghe những ý kiến phản hồi của sếp về kết quả làm việc. Họ cần ở nhà quản lý sự lãnh đạo và giám sát để hiểu được công việc của mình có ý nghĩa như thế nào đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhà quản lý cần phải hiểu được điều này khi tuyển dụng các nhân viên trẻ và có kế hoạch đào tạo, huấn luyện cho họ.
Giúp nhân viên cân bằng của công việc và cuộc sống
Cuộc sống của các nhân viên trẻ thường rất phong phó với nhiều hoạt động khác nhau như chơi thể thao trong các đội nhóm, làm công tác xã hội, tham gia các khóa học ngoại khóa, dành thời gian cho nhà quản lý, bạn bè, gia đình. Nếu tạo điều kiện cho các nhân viên trẻ có một sự cân bằng giao công việc và cuộc sống, nhà quản lý sẽ giúp cho họ làm việc tích cực, hiệu quả hơn và gắn bó với tổ chức hơn. Nên nhớ rằng, những nhân viên trẻ luôn mang theo họ sự nhiệt tình, hăm hở khi đến làm việc với doanh nghiệp. Họ là những người luôn đi đầu trong các xu thế mới về công nghệ tiên tiến và sẵn sàng chấp nhận thử thách. Họ luôn muốn được tham gia vào các công việc của tổ chức và sẽ dễ dàng trở nên chán nản nếu phải làm việc trong những môi trường đơn điệu, với những công việc cứ lặp đi lặp lại. Khi các nhân viên trẻ trưởng thành cùng với sự phát triển của doanh nghiệp và trở thành những người có kinh nghiệm hơn, nhà quản lý sẽ thấy được rằng việc đầu tư của mình cho họ thật sự đem lại kết quả.
Leave a Reply